Đặt tinh hoàn nhân tạo lấy lại sự cân bằng tâm lý cho nam giới

Tinh hoàn của nam giới từ xưa đến nay vẫn luôn được coi là biểu tượng về khả năng sinh sản của phái mạnh. Thiếu hoặc mất tinh hoàn gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý khiến họ có cảm giác tự ti, mặc cảm khi cơ thể không trọn vẹn cũng như cuộc sống hàng ngày. Phẫu thuật đặt tinh hoàn nhân tạo ra đời với mục đích khôi phục hình dạng, hình thái trọn vẹn nhất cho nam giới. Giúp các anh rũ bỏ hoàn toàn gánh nặng về tâm lí và trở về cuộc sống hàng ngày bình thường. Để hiểu rõ hơn về chủ đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

1. Tổng quan về phẫu thuật đặt tinh hoàn nhân tạo

Tổng quan về phẫu thuật đặt tinh hoàn nhân tạo

Từ xa xưa, các hoạn quan, thái giám thường bảo tồn, cất giữ “hòn ngọc” của mình sau khi thiến nhằm hồi tưởng và mang theo lúc chết để mong vẫn có 1 hình hài con người toàn vẹn nhất. Điều này cho họ cảm giác vẫn duy trì được sức mạnh, bản lĩnh phái mạnh kể cả lúc đã nhắm mắt xuôi tay. Và hiện nay, cũng rất nhiều người mong muốn có lại được hình dạng tinh hoàn đã mất để lấp đầy “khoảng trống”.

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực Nam học, ThS. BSCKI Trần Quốc Khánh (chuyên gia Nam học, bệnh viện Bạch Mai) của chúng tôi đã thực hiện phẫu thuật cho rất nhiều trường hợp phải cắt tinh hoàn bệnh lý tại bệnh viện như: u tinh hoàn, xoắn tinh hoàn, ẩn tinh hoàn… và hầu hết các bệnh nhân sau đó đều mong muốn được đặt tinh hoàn nhân tạo để lấy lại sự cân bằng tâm lý

Trên thực tế, phẫu thuật đặt tinh hoàn nhân tạo đã được thực hiện từ hơn 80 năm về trước. Năm 1939, tinh hoàn nhân tạo với chất liệu bằng kim loại lần đầu tiên được chế tạo ra. Đến năm 1973, cùng với sự xuất hiện của túi ngực, các nhà sáng chế cũng sản xuất tinh hoàn nhân tạo bằng chất liệu silicone.

Năm 1977, vì lo sợ silicone có thể chảy ra ngoài như túi ngực nên các nhà sáng chế đã sản xuất ra loại tinh hoàn nhân tạo làm bằng túi silicone và được bơm đầy nước muối sinh lý ở trong. Với loại tinh hoàn này, khi túi silicon có bị rò rỉ ra ngoài thì cũng không còn đáng ngại nữa. Tuy nhiên, loại tinh hoàn nhân tạo chứa gel silicon vẫn mang cảm giác chân thật nhất.

2. Phẫu thuật đặt tinh hoàn nhân tạo được thực hiện khi nào?

Hình ảnh tình trạng tinh hoàn ẩn

Phẫu thuật đặt tinh hoàn nhân tạo được thực hiện ở những nam giới có sự khiếm khuyết tinh hoàn bẩm sinh hoặc do mắc bệnh lý mà bắt buộc phải cắt bỏ. Đây là giải pháp dành cho những trường hợp mong muốn lấy lại thẩm mỹ, xóa bỏ mặc cảm, ảnh hưởng về tâm lý và cuộc sống hàng ngày như:

  • Người bị thiếu hụt một bên tinh hoàn do: bẩm sinh chỉ có 1 tinh hoàn
  • Viêm teo tinh hoàn 1 bên
  • Ẩn tinh hoàn không thể bảo tồn được phải tiến hành cắt bỏ tinh hoàn 1 bên
  • Ung thư tinh hoàn bắt buộc phải cắt bỏ tinh hoàn
  • Cắt bỏ tinh hoàn do ung thư tuyến tiền liệt
  • Xoắn tinh hoàn không hồi phục cần cắt bỏ
  • Những trường hợp chấn thương tinh hoàn nặng khiến vỡ phức tạp tinh hoàn bắt buộc phải cắt

Tuy nhiên, có một số trường hợp bệnh nhân được giới chuyên gia khuyến cáo là không nên thực hiện phẫu thuật này như:

  • Bệnh nhân đang có tình trạng nhiễm trùng toàn thân hay tại chỗ vùng cơ quan sinh dục ngoài
  • Bệnh nhân đang mắc các bệnh rối loạn đông máu điều trị chưa ổn định
  • Bệnh nhân đang mắc các bệnh lý toàn thân chưa ổn định như: suy tim, xơ gan, suy thận…cần điều trị nội khoa ổn định trước khi can thiệp

3. Những yêu cầu của phẫu thuật đặt tinh hoàn nhân tạo

Phẫu thuật đặt tinh hoàn nhân tạo

Phẫu thuật đặt tinh hoàn nhân tạo là một phẫu thuật đòi hỏi sự vô trùng rất cao do:

  • Cần đặt một chất liệu bên ngoài vào trong cơ thể
  • Vùng bìu là vùng tương đối ẩm thấp do các tuyến bã, gần lỗ hậu môn và lỗ niệu đạo. Nên có thể là môi trường dễ nhiễm khuẩn hơn, đặc biệt là ở những bệnh nhân khả năng vệ sinh kém
  • Phẫu thuật đòi hỏi phải có sự cân đối 2 bên tinh hoàn. Vì đây là phẫu thuật thẩm mỹ nhằm mang lại sự tự tin cho bệnh nhân, xóa bỏ những rào cản tâm lý thông qua việc phục hồi lại hình dạng tinh hoàn đã mất cho bệnh nhân

Để cuộc mổ đạt tỉ lệ thành công hoàn hảo thì cần dựa vào các yếu tố:

  • Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm chuyên sâu về phẫu thuật thẩm mỹ, phẫu thuật Nam khoa của bác sĩ thực hiện
  • Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị vật tư của cơ sở y tế
  • Sự tuân thủ, phối hợp điều trị của bệnh nhân

4. Lưu ý trước khi phẫu thuật đặt tinh hoàn nhân tạo

Để cuộc mổ đặt tinh hoàn nhân tạo diễn ra thành công tốt đẹp thì trước khi thực hiện cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Bệnh nhân cần được khám để xác định tinh hoàn bên đối diện, các yếu tố bệnh lý liên quan
  • Cần làm tất cả các xét nghiệm cần thiết để phục vụ cho cuộc mổ
  • Bác sĩ giải thích đầy đủ kĩ càng cho bệnh nhân về phẫu thuật
  • Bệnh nhân thông báo cho bác sĩ các loại thuốc hiện đang dùng và các bệnh lí đang mắc. Đặc biệt là các bệnh lý về máu, tim mạch hoặc hô hấp, dị ứng để có sự chuẩn bị kĩ càng, an toàn cho cuộc mổ
  • Tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không ăn uống trong khoảng 8 giờ trước phẫu thuật
  • Cạo lông vùng bộ phận sinh dục để tránh tình trạng nhiễm trùng sau mổ
  • Ngủ nghỉ hợp lí, không nên quá lo lắng gây ảnh hưởng tâm lý khi vào phòng mổ
zalo-icon
phone-icon
facebook-icon